Điện thoại: 0206.3828888
cua nhua loi thep, cua nhua cao cap, cua thuy luc, xay dung dan dung, vach kinh mat dung, vach kinh cuong luc, cua nhua gia hop ly nhat, cua composite,
dieu hoa, dieu hoa lg, dieu hoa midea, dieu hoa panasonic, dieu hoa 1 chieu, dieu hoa, gia re hang ngay
cho thue xe tu lai, cho thue xe tu lai ha noi, thue xe tu lai, xe tu lai, thiet ke trang web
Loại | Mua | Bán |
Bánh khảo
Thứ tư - 07/11/2012 09:41Bánh khảo
Mỗi dịp xuân về, cùng nô nức chuẩn bị các món bánh của dân tộc, đi chợ sắm Tết, thì người Cao Bằng còn hối hả sửa soạn làm bánh khảo - bánh cổ truyền không thiếu được trên bàn thờ cúng tổ tiên. Bánh khảo thực chất là một thứ lương khô của người Tày, Nùng, cất để ăn cả tháng cũng không mốc, không ỉu. Với phong tục đón Tết trong cả tháng đầu xuân, thì chừng nào trong nhà còn bánh khảo, chừng đó vẫn còn là Tết.
Làm bánh khảo đòi hỏi phải khéo léo và tỉ mẩn. Bánh khảo thì ai có dụng cụ cũng có thể "làm được", nhưng muốn "ăn ngon" thì thật là kiệt tác. Người làm bánh khảo khéo chính là người nghệ nhân. Làm bánh khảo cũng thật vui, vì lúc đó các thế hệ trong gia đình đều tham gia cả - người già làm việc nhẹ nhàng, thanh niên thì xông xáo những việc nặng hơn, hàng xóm cũng xúm tay lại giúp, mọi người cùng vui vẻ làm việc hăng say khi không khí Tết đang lại gần.
Nguyên liệu làm bánh từ gạo nếp. Gạo sau khi vo, để khô, cho vào rang và xay bằng cối đá (xay khô) đến khi bột mịn. Lấy giấy bản lót vào thúng, đổ bột vào và “hạ thổ” qua đêm. Mục đích của "hạ thổ" là làm cho bột bánh ỉu và có độ dẻo.
Và tiếp theo là vò bột với mật mía theo tỉ lệ nhất định. Mật được thái nhỏ, giã mịn, để vò với bột nếp và trộn thêm chút vani để nhân bánh thêm hương vị.
Khi vò bột, người ta thường dùng chai thủy tinh hoặc chày để lăn, nghiền… Mục đích để bột mịn đều, đường và bột quyện đều vào nhau rồi cho vào khuôn ép.
Khuôn làm bánh khảo cũng tùy loại, thông thường khuôn được làm từ các tấm gỗ bào mượt có hình chữ nhật cỡ 40 x 60 cm, cao 5 cm. Và có thêm một dụng cụ giống như cái bay của thợ nề dùng để xoa và ép bột.
Nhân bánh có 2 loại: loại nhân vừng và mật và loại có thêm thịt mỡ thái mỏng.
Để ép bánh, người ta đổ bột vào khuôn, dùng lông gà rắc lên một lớp bột sống.
Ép xong lớp đầu tiên, trải đều thịt mỡ vào khuôn trên mặt bánh.
Sau khi trải thịt mỡ xong thì trải đều nhân. Trước đó, nhân và thịt đều phải được làm chín.
Đây là bánh khảo nhân vừng, mật, thịt mỡ.
Sau đó đổ tiếp một lớp bột lên trên.
Dùng bàn ép ép chặt lớp bột thứ hai, ép phải thật khéo, không chặt quá, không lỏng quá.
Lấy dao chia bánh theo độ dài rộng. Động tác khía chia bánh phải làm ngay khi ép bột bởi nếu để lâu bột sẽ khô, khó cắt.
Đợi bánh nguội khoảng 2 giờ sẽ gỡ khuôn bánh ra.
Và đến công đoạn khía tách bánh ra thành từng cái riêng, mỗi cái thường gồm 4 miếng nhỏ.
Khi khía vẫn phải dùng lông gà vẩy bột sống để tránh dính và khi ăn bánh ta dễ dàng bẻ ra, những miếng bánh không dính vào nhau.
Người ta thường gói bánh bằng giấy bản (giấy thủ công, dễ thấm, màu trắng) hoặc bằng giấy làm vàng mã với đủ các màu rực rỡ, xanh, đỏ, tím, vàng, vì thế nhiều người không biết tên sẽ gọi bánh khảo là "bánh gói giấy xanh đỏ".
Trên tờ giấy hình vuông, bánh đặt chéo thành 4 hình tam giác gấp vào, dùng hồ dán (bột làm bánh) dính 4 đỉnh tam giác lại. Chiếc bánh được khoác áo vuông đẹp mắt.
Những phong bánh khảo mới ra lò
Bánh khảo được xếp từng chục cái trong một túi ni-lông.
Những chiếc bánh này sẽ đi khắp nơi, mua làm quà biếu, mua để thắp lễ, mua để thưởng thức… Rất nhiều gia đình người Tày, Nùng ở Cao Bằng có truyền thống làm bánh khảo.
Thưởng thức bánh khảo kèm với ấm trà nóng thì thật tuyệt vời. Bánh khảo không những là kết quả của công sức lao động, của niềm vui xuân mới, tình đoàn kết trong gia đình mà còn là niềm tự hào của đặc sản Cao Bằng.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Đang truy cập : 2
Hôm nay : 378
Tháng hiện tại : 6626
Tổng lượt truy cập : 1701405