Tỷ giá
   Giá vàng
ĐVT: tr.đồng/lượng
 Loại  Mua  Bán
   Tỷ giá

Bánh trôi - Coóng phù

Thứ ba - 06/11/2012 21:43

Bánh trôi - Coóng phù


Coóng phù là bánh trôi, người dân quê tôi gọi là "coóng phù". Theo tôi biết, "coóng phù" là tiếng Tày, nhưng mọi người mọi dân tộc đều gọi nó như thế, có lẽ là một thói quen, lâu dần thành một danh từ.

Ngày Đông Chí, ở Cao Bằng hầu hết nhà nào cũng làm bánh, nếu không làm thì cũng mua về vài bát để thắp hương tổ tiên.

 

Coóng phù đa dạng lắm, cách làm bánh và nước chan tương đối khác người dưới xuôi làm. Chỉ tính riêng gạo và nước - những nguyên liệu quan trọng nhất mà chỉ riêng có ở Cao Bằng, đã là một nhân tố quyết định quan trọng sự khác biệt đầy độc đáo đó rồi. Nhưng có thể nói, nhắc đến "coóng phù" là nhắc đến một món ăn thơm, bùi, và ấm cúng ngay từ tên gọi của nó.

Làm cóong phù dễ lắm (ít nhất người quê tôi thấy thế), gạo nếp ngâm thêm ít gạo tẻ theo tỷ lệ nhất định, đầu tiên là xát bột - mà máy xát bột thì một khu, một làng có thể có mấy nhà xát. Đổ bột vào trong túi gạo, mang về cột chặt, treo lên cái xà, để nước chảy xuống đến lúc nước ráo làm túi bột nhỏ lại thì phải xiết thêm dây, đến khi nước không còn chảy xuống tí tách nữa. Bột đem là có thể nặn không để thành bánh, hoặc ấn một ít nhân lạc, đỗ, mà có thể trộn gấc để làm bánh gấc.

Bột nặn phải có độ dẻo nhất định, nặn sơ qua một lượt, để chúng ở cùng với nhau trên khay, sau đó nhặt những hòn bột nhỏ lên, đặt trong lòng bàn tay, xoay tay cho bột bánh tròn đều.

Người làm càng thạo, số viên bánh trên tay càng nhiều. Và thả vào nồi nước sôi, đến khi bánh nổi, vớt ra, không được để nhừ, ăn đến đâu thả đến đó.

Khi vớt ra thường để vào bát, chan nước canh, hoặc thả vào nồi nước canh đã chế sẵn. Nước canh làm từ mật mía Phục Hòa, từng cân mật mía các mẹ, các chị mua về, để trong chum hoặc cất đi ăn dần. Nước canh vừa đủ ngọt, sánh, bỏ thêm nhánh gừng giã nát.

Gừng bỏ ít thôi, một nhánh gừng nhỏ đã đủ cay cả nồi rồi, nhưng nồi canh nào cũng có vị cay đặc biệt rất rõ rệt, nếu bạn ăn lần đầu, chắc chắn ấn tượng bởi vị cay đó! Chính vì cái vị gừng đó, mà coóng phù cực kì thích hợp trong những ngày đông rét mướt đặc trưng của Cao Bằng.

Hoặc ra chợ Xanh, ra Phố Cũ, Nước Giáp, không khó tìm được những hàng coóng phù nghi ngút. Một bát coóng phù đầy ăm ắp với giá cả rất phải chăng. Món ăn này thường được làm trong dịp Đông chí, khi đó nhà nào cũng có đĩa coóng phù đặt lên bàn thờ tổ tiên, nhưng người dân quê tôi rất hay làm.

Đến làm khách Cao Bằng trong mùa đông, hẳn bạn sẽ được mời bát cóong phù chan nước canh vào bánh, rắc thêm ít lạc, bạn có bát coóng phù thơm ngon có mùi thơm ngọt của mật mía, mùi cay nồng của gừng, vị bùi của lạc, hương thơm của gạo và mùi ấm áp của nước canh nóng nữa!

Đừng quên nhé bạn, áp chao, cơm lam, coóng phù, phở chua, vịt quay, khẩu phảng, pẻng rày, cháo nhộng ong, bánh cuốn - những món ăn làm nên sự tinh tế của "ẩm thực Cao Bằng".

 
 

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
Thư viện hình ảnh
 16 Ảnh | 15543 Lần xem
 11 Ảnh | 12540 Lần xem
 10 Ảnh | 10512 Lần xem

Thống kê truy nhập

Đang truy cậpĐang truy cập : 4


Hôm nayHôm nay : 168

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 10068

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 1565555