Điện thoại: 0206.3828888
cua nhua loi thep, cua nhua cao cap, cua thuy luc, xay dung dan dung, vach kinh mat dung, vach kinh cuong luc, cua nhua gia hop ly nhat, cua composite,
dieu hoa, dieu hoa lg, dieu hoa midea, dieu hoa panasonic, dieu hoa 1 chieu, dieu hoa, gia re hang ngay
cho thue xe tu lai, cho thue xe tu lai ha noi, thue xe tu lai, xe tu lai, thiet ke trang web
Loại | Mua | Bán |
Pác Bó - vùng đất cách mạng
Thứ sáu - 05/10/2012 14:37
Suối Lê Nin
Quần thể di tích này nối liền với thị xã Cao Bằng bằng con đường dài trên 50 km. Trên hành trình đến khu di tích, du khách có thể ghé thăm nơi an nghỉ của Anh hùng liệt sỹ Kim Đồng tọa lạc dưới chân dãy núi chạy dọc theo con đường vào Pác Bó.
Tại Pác Bó, du khách đến thăm nhà trưng bày hiện vật về Bác Hồ trong thời gian Người sống và làm việc ở đây và tận mắt ngắm nhìn dòng suối Lênin trong vắt đang tuôn chảy dưới chân núi Các Mác sừng sững. Đi trên những tảng đá nhám rêu phong dọc bờ suối là nơi Bác Hồ thường ngồi làm việc và câu cá thư giãn sau giờ lo việc nước sẽ đến một chiếc cầu gỗ bắc ngang cửa khe Cốc Bó. Đây là nơi khởi nguồn của suối Lê-nin.
Hang Pác Bó hiện ra bên sườn núi đá lởm chởm. Đứng ngoài cửa hang nhìn xuống, trên vách đá tranh tối tranh sáng còn thấy được dòng chữ của chủ tịch Hồ Chí Minh: "Ngày 8 tháng 2 năm 1941". Đấy là ngày Bác đến ở hang này, một cái hang nhỏ, ẩm và lạnh, nằm sâu trong khe núi, chẳng mấy ai để ý tới.
Chính trong hang này còn nguyên trạng chiếc giường Bác nằm nghỉ, tượng Các Mác bàng thạch nhũ năm xưa Bác Hồ đặt tên. Du khách cũng có thể lên tiếp ngang lưng núi tìm lại nền nhà ông Lý Quốc Súng, nơi Bác từng ở đó từ 28/1 đến 7/2/1941. Dưới chân núi, cạnh dòng suối là nơi Bác Hồ vẫn thường bắc bếp nấu cơm, khuôn viên trong cây lưu niệm, hòn đá Người ngồi nghỉ chân và làm thơ khi về thăm Pắc Bó.
Phía trước cửa hang Pác Bó khoảng 1.000 m, có một lán nhỏ bên sườn núi Khuổi Nặm. Nơi đây chủ tịch Hồ Chí Minh triệu tập Hội nghị Trung ương lần thứ Tám, ra nghị quyết chuẩn bị vũ trang khởi nghĩa, thành lập Việt Minh và Chiến khu cách mạng. Cách đó vài bước chân là đường biên giới Việt - Trung, cột mốc 108. Nơi đây, Bác Hồ đã cúi xuống ôm hôn mảnh đất Tổ quốc sau bao năm xa cách.
Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, từ năm 2007 đến nay, Khu di tích lịch sử Pác Bó đã và đang được quan tâm đầu tư hoàn thành nhiều hạng mục công trình quan trọng nhằm phát huy có hiệu quả giá trị của di tích, như: Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh được khánh thành ngày 19/5/2011, triển khai dự án quy hoạch khu tái định cư và theo kế hoạch năm 2013, Dự án bảo tồn Khu di tích Pác Bó sẽ tiếp tục xây dựng các hạng mục công trình: Bảo tồn, tôn tạo và phục dựng khu di tích gốc; Nhà trưng bày khu di tích; Xây dựng cơ sở hạ tầng khu tái định cư II; Dự án chi tiết trồng cây xanh; Các công trình dịch vụ, khu vui chơi, nghỉ dưỡng.
Hằng năm, Khu di tích đón hàng trăm nghìn lượt khách đến tham quan, nghiên cứu, học tập, báo công. Trong 6 tháng đầu năm 2012, Khu di tích đã đón hơn 30 nghìn lượt khách trong nước và quốc tế.
Với ý nghĩa và tầm quan trọng của Khu di tích lịch sử Pác Bó, ngày 10/5/2012 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định về việc xếp hạng Khu di tích lịch sử Pác Bó là Di tích Quốc gia đặc biệt. Đây là niềm vinh dự, tự hào của nhân dân các dân tộc Cao Bằng nói riêng và của người dân Việt Nam nói chung. Pác Bó hôm nay đã trở thành miền đất thiêng của nước Việt Nam, là niềm tự hào của mọi người dân đất Việt. Phát triển và bảo tồn di tích Pác Bó là nhiệm vụ quan trọng để gìn giữ di sản quý báu cho muôn đời con cháu mai sau. Trong tương lai, Pác Bó sẽ tiếp tục được xây dựng, phát triển để nơi đây trở thành điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Đang truy cập : 4
Hôm nay : 399
Tháng hiện tại : 6647
Tổng lượt truy cập : 1701426